CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ CƠ

CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ CƠ CHUẨN NHẤT

Đeo đồng hồ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày

Để đồng hồ cơ hoạt động đúng và tự nhiên nhất, hãy đeo đồng hồ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày trên tay. Việc này sẽ giúp cho những linh kiện cơ khí trong bộ máy cơ chuyển động và tạo ra năng lượng cho đồng hồ hoạt động.

Khi bộ máy chuyển động và tạo ra năng lượng liên tục, đồng hồ của bạn sẽ ít xảy ra tình trạng sai giờ, sai ngày hoặc đứng máy.

Lên cót thủ công nếu không có thời gian

Nếu bạn không thể đeo đồng hồ thường xuyên thì hãy áp dụng cơ chế lên dây cót thủ công. Đa số đồng hồ cơ hiện đại đều đã đã tích hợp chức năng lên dây cót thủ công hoặc lắc đồng hồ.

Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng rằng bạn chỉ nên lắc đồng hồ vừa phải hoặc xoay núm vặn thuận/ngược chiều kim đồng hồ.

Phải đeo đồng hồ sau 40 giờ không sử dụng

Đồng hồ cơ đều có thời gian trữ cót hay còn gọi là thời gian dự trữ năng lượng. Sau khi được dự trữ năng lượng, bộ máy của đồng hồ có thể tiếp tục hoạt động trong vòng 40 giờ tiếp theo (Một số mẫu đồng hồ có thời gian trữ thấp hoặc cao hơn).

Nếu bạn không sử dụng đồng hồ trong 40 giờ thì đồng hồ có thể đứng máy hoặc không hoạt động. Do đó, hãy đeo đồng hồ sau một khoảng thời gian hợp lý để đồng hồ hoạt động được lâu dài.

Lau dầu đồng hồ cơ định kỳ 2-4 năm/1 lần

Nếu bạn cảm thấy đồng hồ xảy ra sai số lớn hơn mức cho phép được nêu trong Hướng dẫn sử dụng, đó có thể là do những linh kiện cơ khí bên trong bộ máy bị khô và gây ra hao mòn. Vì vậy, bạn cần lau dầu đồng hồ cơ định kỳ khoảng từ 24 năm/1 lần.

Di chuyển cánh tay theo đồng hồ

Di chuyển cánh tay theo đồng hồ có nghĩa là bạn cần đeo đồng hồ thường xuyên khi thực hiện những hoạt động thường ngày trong sinh hoạt và công việc.

Tuy nhiên, hãy tránh hoạt động mạnh khi đeo đồng hồ (Ví dụ như chơi bóng đá hay bóng chuyền,…) vì những va chạm mạnh có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng dự trữ năng lượng của bộ máy hoặc làm hỏng đồng hồ.

Nên tháo đồng hồ ra khi chỉnh giờ

Khi chỉnh giờ cho đồng hồ cơ, tốt nhất thì bạn nên tháo đồng hồ ra khỏi tay để đảm bảo núm vặn được kéo ra vuông góc. Bên cạnh đó, việc tháo đồng hồ ra khỏi tay sẽ giúp bạn dễ điều chỉnh cót hơn là khi đeo trên tay.

NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH KHI SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ!

1. Mày mò nút bấm, núm vặn cùng lúc

Khi sở hữu một món đồ mới, chắc hẳn chúng ta sẽ cảm thấy rất thích thú và tò mò nên việc mày mò nút bấm, núm vặn cùng lúc khi không biết rõ về chức năng là không nên.

Đặc biệt, với những chiếc đồng hồ đắt tiền, chúng ta cần cẩn trọng khi điều chỉnh bất cứ bộ phận nào. Bạn có thể hỏi nhân viên tư vấn hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tránh xảy ra sai sót trong quá trình điều chỉnh.

2. Lên dây cót, vặn núm chỉnh giờ khi đang đeo

Khi đeo trên tay, góc quay núm chỉnh giờ sẽ bị lệch, khiến núm bị vênh dần, và càng ngày nó sẽ cong hẳn. Đây được xem là một trong những cách thức từ từ chào tạm biệt với chiếc đồng hồ chỉ vì thói quen vô ý. Đặc biệt, chống chỉ định với việc vừa đi, vừa đeo đồng hồ trên tay lại cố gắng chỉnh giờ.

Đối với đồng hồ có chỉnh lịch ngày, tránh chỉnh lịch ngày khoảng từ 10 giờ tối đến 3 giờ sáng. Đây là khoảng thời gian nguy hiểm, có thể xảy ra các hiện tượng như gãy bánh răng, làm gãy, rít lịch ngày.

3. Xịt trực tiếp nước hoa, mỹ phẩm khi đeo đồng hồ

Cần đảm bảo rằng chúng ta phải đeo phụ kiện lên cuối cùng không chỉ đồng hồ. Đặc biệt, điều rất cần tránh đó chính là xịt nước hoa trực tiếp vào cổ tay khi đang đeo đồng hồ. Mặc dù đồng hồ của bạn thuộc loại chống nước tốt nhưng nếu vẫn duy trì việc xịt trực tiếp nước hoa lên bề mặt đồng hồ về lâu về dài sẽ gây hư hại cho cỗ máy thời gian của bạn.

4. Đeo đồng hồ khi vận động mạnh

Trừ dòng đồng hồ điện tử, và những mẫu đồng hồ thiết kế riêng để chơi thể thao, hầu hết những cố máy thời gian hiện nay khá là “dị ứng” với các hoạt động mạnh. Ngoài những chiếc đồng hồ được trang bị những chi tiết hoặc vật liệu chống sốc, khi vận động mạnh vẫn sẽ tác động đến bộ máy bên trong một cách từ từ. Nếu vận động mạnh trong một thời gian dài, một ngày nào đó chiếc đồng hồ của bạn sẽ “đứng hình”.

5. Đặt đồng hồ cạnh các thiết bị điện tử

Các nam châm thường được gắn lên laptop, tivi mà người dùng đôi khi không biết đến. Việc đặt đồng hồ lên các thiết bị này vô tình khiến chúng tiếp cận gần với nam châm. Nam châm ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ kim loại bên trong đồng hồ nên sẽ khiến đồng hồ bị hư hại nếu người dùng có thói quen đặt đồng hồ lên các thiết bị này lâu dài.

6. Vô tư để đồng hồ tiếp xúc nhiều với nước

Mặc dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đồng hồ có khả năng chống nước cao nhưng không có nghĩa là miễn nhiễm với nước. Việc vô lo vô nghĩ mặc nhiên để chiếc đồng hồ của chúng ta tiếp xúc thường xuyên với nước có thể ngầm gây hư hại cho chiếc đồng hồ.

7. Để đồng hồ nơi nhiệt độ quá nóng, quá lạnh

Các nguồn nhiệt trên 60 độ C và nguồn nhiệt dưới 0 độ C sẽ làm biến đổi lượng dầu nhớt bên trong bộ máy hoạt động của đồng hồ. Bên cạnh đó, không chỉ mức nhiệt quá nóng hoặc lạnh thì mới ảnh hưởng đồng hồ mà nguồn nóng lúc tắm hay độ ẩm cũng tạo ra môi trường tổn hại đồng hồ.


GIẢI ĐÁP NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Tôi mới mua một chiếc đồng hồ, về mới dùng được vài tháng đã chết, qua trung tâm bảo hành kỹ thuật viên bảo do đồng hồ bị hết pin. Vậy xin hỏi tại sao đồng hồ mới mà lại hết pin sớm như vậy? có phải do chất lượng không?
Đối với đồng hồ điện tử pin thường dùng được từ 2 năm rưỡi đến 3 năm. Tuy nhiên, khi sản xuất máy, nhà sản xuất đã lắp pin cho máy làm việc, vì như vậy sẽ tốt hơn cho máy đồng hồ, dầu mỡ và các chi tiết chạy trơn chu hơn. Sau đó, máy mới đựoc lắp ráp với các phần khác của đồng hồ như mặt số, vỏ, dây… rồi qua bộ phận đóng gói, lưu kho, phân phối đi các đại lý bán lẻ…
Chính vì vậy, tuổi thọ của pin không thể tính tù thời điểm mua của khách hàng mà phải tính tù khi sản xuất chế tạo. Nếu đồng hồ của bạn hết pin, bạn nên mang qua trung tâm bảo hành để thay pin mới. Với trang thiết bị theo tiêu chuẩn của hãng cùng với kỹ thuật viên tay nghề cao, được đào tạo chuyên nghiệp chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng mà không phải lo lắng gì.


Tại sao đồng hồ chịu nước lại không nên dùng tắm biển…?
Khi tắm biển, cát và nước muối sẽ chui vào các khe gioăng ở kính, đắy và đặc biệt là núm. Khi nước biển khô đi ,muối và cát biển còn đọng lại trong núm làm cộm gioăng dẫn đến tạo khe hở lớn cho nước vào đồng hồ. Vì vậy, không nên đeo đồng hồ khi tắm biển, nếu có đeo thì phải tráng rửa lại bằng nước ấm với xà-phòng.
Trường hợp, trong khi tắm biển mà thấy đồng hồ có hiện tượng nước vào phải kịp thời mang đến nơi sửa chữa gần nhất để tháo và xì khô nước biển. Với tác dụng muôí ăn mòn của nước biển, chỉ cần để sang ngày thứ hai là hỏng toàn bộ máy.


✦ Tại sao đồng hồ cơ hay bị chết máy/đứng kim?
Hầu hết đồng hồ cơ hiện nay đều là đồng hồ Automatic phải đeo khoảng 8 tiếng mỗi ngày thì đồng hồ mới chạy (năng lượng sinh ra từ cử động tự nhiên của tay), nếu không nó sẽ bị đứng do hết năng lượng.

Đồng Hồ An Khánh
Showroom: 36 Đường Số 5, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TPHCM
Hotline: 0943 888 258
Zalo: 0943888258
Email: [email protected]

Leave a Comment

Your email address will not be published.